Tổ chức đám cưới

Phong tục cầu mưa của người dân vùng Vân Canh Bình Định

0

Trong số người tham gia cúng, dân làng chọn ra một người có uy tín đưa lên ngồi trên đài tượng trưng cho người của Giàng (trời). Bên dưới già làng khấn cúng: “Ơi Giàng! chỉ có Giàng là lớn nhất trần gian. Giàng ơi! Chỉ có Giàng mới cho người có nước để trồng cây lúa.Ơi Giàng! Giàng hãy mau mưa xuống – mưa hạt nhỏ cây bắp trổ, mưa hạt lớn lúa nẩy cây. Giàng hãy mau mưa xuống Giàng ơi! Già làng gieo quẻ, nếu cả hai mặt của đồng xu đều cùng âm hoặc cùng dương, nghĩa là Giàng chưa nghe, chưa chịu cho mưa… còn nếu một sấp, một ngửa, tức là Giàng đã chịu cho dân làng mưa (Thể hiện đúng luật âm dương của trời đất) Lúc này “người của Giàng” ở trên đài cúng hất rượu theo 4 hướng đông tây nam bắc – đồng bào dân tộc không có khái niệm 8 hướng như dân tộc Kinh. Đến đây họ coi như trời đã cho mưa đáp ứng lời cầu nguyện của dân làng và hô to: “Nào hỡi dân làng hãy nổi cồng chiêng chào đón mưa trời cho!” Kơtoong cùng dàn chiêng trổi lên giai điệu A Tonh Chyong e pla (Chào trời – chào khách).

Theo chiều ngược kim đồng hồ, trai, gái trong làng nhịp nhàng nhảy múa hú gọi. Tư thế của họ tượng trưng cho gió thổi, mây bay, sấm nổ đón những giọt mưa từ “người của Giàng” ngồi trên đài đổ xuống… Người làm lễ cúng cùng già làng chia lễ vật cho thần linh. Mọi người ăn uống, nhảy múa. “Người của Giàng” vẩy nước xuống cho ướt mọi người và rải những hạt lúa xuống… Dân làng tin rằng trời chấp thuận cho mưa, vui vẻ vào hội. Lễ hội cầu mưa được kéo dài hay không còn tùy thuộc vào lượng rượu mà dân làng góp để có cuộc vui chơi ca hát thâu đêm suốt sáng. Trong dịp Kơtoongchiêng, dân làng uống rượu và múa xoang Chyong với niềm tin trời sẽ mưa thuận gió hòa cho dân Plây có nước sản xuất.

Sau cách mạng tháng 8/1945 đến nay, bà con không còn làm lễ “cầu mưa” riêng nữa mà gắn chung trong “Hội đâm trâu mừng lúa mới” để mừng mưa thuận gió hòa cho ngô lúa tươi tốt. Do đó mô hình trang trí của lễ hội này có những thay đổi như sau: Đài và án được dựng từ 4 gốc cây Pay Chpanh (người Kinh gọi là cây gạo). Phần trên là án, phần dưới là đài, được các nghệ nhân trong làng trang trí những tua, những họa tiết cách điệu hoa văn theo mô típ Chăm có tên gọi Pơrưng; bên cạnh đó là cây Nêu vươn cao, tạo thành đôi cánh chim (loài chim biểu hiện cho sự yên bình của đồng bào Chăm H oi).

Đó là một cách thể hiện thông điệp cầu trời cho sự yên bình của đồng bào.Nghi thức lễ có phần tạ ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa. Phần Hội vui hơn tưng bừng hơn vì vụ mùa đạt kết quả…Có thể nói, lễ hội cầu mưa là một dạng thức văn hóa phi vật thể khá đặc sắc của người Chăm H oi Vân Canh, Bình Định.

Đồ vật cho đám cưới mà chúng tôi yêu thích!

Previous article

Marsala: Bảng màu đám cưới 2015

Next article

You may also like

Comments

Comments are closed.